Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ

Câu hỏi thường gặp

Thẻ tín dụng quốc tế là gì?

Thẻ tín dụng quốc tế là thẻ dùng để thanh toán thay thế tiền mặt được sử dụng trên phạm vi toàn cầu của các tổ chức Thẻ quốc tế Visa và MasterCard . Thẻ tín dụng mang tính năng “chi tiêu trước, trả tiền sau”.

Tôi có thể dùng thẻ tín dụng quốc tế để thanh toán hoặc rút tiền ở đâu?

Khách hàng có thể thanh toán hàng hoá hoặc rút tiền mặt tại tất cả các đơn vị chấp nhận thẻ hoặc ATM mang biểu tượng Visa nếu là thẻ Visa hoặc biểu tượng MasterCard nếu là thẻ MasterCard.

Thẻ tín dụng quốc tế của Sacombank có mấy loại?

Hiện nay Sacombank có 4 dòng sản phẩm thẻ tín dụng:
- Thẻ tín dụng quốc tế Sacombank Visa Credit - dành cho tất cả mọi khách hàng. Trong đó, thẻ vàng: hạn mức từ 50 – 100 triệu; thẻ chuẩn: hạn mức từ 10 – dưới 50 triệu
- Thẻ tín dụng quốc tế Ladies First – dành riêng cho phái nữ với 3 màu tím, cam, hồng
- Thẻ tín dụng quốc tế Parkson Privilege – dành cho khách hàng là thành viên Parkson và yêu thích mua sắm
- Thẻ tín dụng quốc tế OS Member – dành cho khách hàng có niềm đam mê xe hơi

Sử dụng thẻ tín dụng quốc tế Sacombank có an toàn và tiện lợi hơn sử dụng tiền mặt?

- Khi mất thẻ, Quý khách có thể gọi Hotline 24/24 số (08) 3526 6060 của ngân hàng để khóa thẻ và hoàn toàn yên tâm về số tiền trong thẻ của Quý khách
- Khi đi mua sắm, nếu việc thanh toán tiền giữa Quý khách và nơi bán có sự nhầm lẫn, Quý khách hoàn toàn có thể truy thu lại số tiền của mình.
- Quý khách có thể mua sắm không giới hạn và thoải mái trong việc quản lý tiền bạc.

Làm thế nào để đăng ký mở thẻ tín dụng quốc tế Sacombank?

Quý khách liên hệ trực tiếp với CTV phát hành thẻ của Sacombank để được tư vấn và hướng dẫn đăng ký mở thẻ (hoàn toàn miễn phí tư vấn và đăng ký).

Mr.PHÚ
Hot line : 090 797 6968
Email : Thetindungsacombank@gmail.com

Làm thế nào để được hưởng miễn lãi tối đa 45 ngày?

- Giao dịch của Quý khách phải là giao dịch thanh toán (mua sắm hàng hoá, dịch vụ).
- Quý khách đã thanh toán 100% dư nợ của tháng trước.
- Quý khách trả 100% dư nợ phát sinh trong kỳ đúng hạn ngân hàng thông báo.

Làm sao để thanh toán lại cho Ngân hàng số tiền đã chi tiêu bằng thẻ tín dụng Sacombank?

Hiện nay có 3 cách để Quý khách thanh toán số tiền đã sử dụng cho Ngân hàng.
- Thanh toán bằng tiền mặt: Tại tất cả Chi nhánh/ Phòng giao dịch Sacombank trên toàn quốc.
- Thanh toán tự động: Khách hàng có thể đăng ký thanh toán tự động và chọn khoản thanh toán (số tiền tối thiểu hay toàn bộ dư nợ), đảm bảo số tiền trong tài khoản đủ để thanh toán số dư nợ đã chọn. Trước khi thanh toán, khách hàng có thể đăng ký thanh toán tự động trực tuyến tại www.sacc.com.
- Chuyển khoản: Có thể chuyển khoản từ một ngân hàng bất kỳ để thanh toán cho số dư nợ thẻ tín dụng Sacombank bằng cách cung cấp các thông tin:
Ø Với ngân hàng tại Việt Nam:
Đơn vị thụ hưởng:
Tài khoản:
Tại Ngân hàng: Sài Gòn Thương Tín – Hội sở (Trung Tâm Thẻ)
Nội dung: thanh toán cho thẻ số
Ø Với ngân hàng tại nước ngoài:
Receiver: SAI GON THUONG TIN COMMERCIAL JOINT STOCK BANK
Swift Code: SGTTVNVX
Beneficiary: , Card Number:
Content: payment for card number:

Tôi đang sở hữu thẻ tín dụng Sacombank, tôi muốn nâng hạn mức thì phải cần những điều kiện gì?

Quý khách được xét nâng hạn mức sau một năm kể từ ngày phát hành thẻ và thu nhập của Quý khách tăng so với khi đăng ký thẻ tín dụng Sacombank. Quý khách vui lòng bổ sung chứng từ chứng minh việc thay đổi thu nhập.

Dùng thẻ tín dụng Sacombank có thể giao dịch hay rút tiền mặt bằng đồng ngoại tệ được không?

Trong lãnh thổ Việt Nam, tất cả giao dịch thanh toán và rút tiền mặt đều được thực hiện bằng VND. Khi Quý khách đi nước ngoài, Quý khách ở nước nào sẽ giao dịch thanh toán, rút tiền bằng đồng tiền của nước đó.

Thẻ tín dụng quốc tế Sacombank có điểm gì khác biệt so với thẻ ghi nợ Sacombank?

- Thẻ ghi nợ Sacombank: sử dụng để thanh toán và rút tiền mặt trong nước và quốc tế trên số dư tài khoản tiền gửi của chính khách hàng.
- Thẻ tín dụng quốc tế Sacombank: sử dụng để thanh toán và rút tiền mặt trong nước và quốc tế trong hạn mức được cấp bởi ngân hàng.

Phải làm gì khi thẻ tín dụng Sacombank của tôi bị thất lạc hoặc mất cắp?

Khi thẻ Sacombank của Quý khách bị thất lạc hoặc mất cắp, vui lòng liên lạc ngay Hotline (08) 3526 6060 để được hỗ trợ.
Tôi thực hiện giao dịch tại máy ATM Sacombank, máy nuốt thẻ, tôi phải làm gì để nhận được lại thẻ?
Thẻ sẽ bị nuốt khi
- Nhập sai mã PIN quá 3 lần.
- Máy ATM tại nơi giao dịch bị mất nguồn điện.
- Sau khi thực hiện giao dịch rút tiền mặt, thẻ chạy ra khe nhưng khách không nhận thẻ trong khoảng thời gian 15s, hệ thống ATM tự động đẩy thẻ vào lại.
Khách hàng có thể liên hệ dịch vụ khách hàng số (08) 3526 6060 để được hướng dẫn giải quyết trong các trường hợp trên.

Thẻ phụ là gì? Điều kiện và thủ tục để cấp thẻ phụ thẻ tín dụng Sacombank?

- Thẻ phụ giúp bạn mở rộng tiện ích của thẻ tín dụng Sacombank tới người thân.
- Mỗi thẻ chính được cấp tối đa 03 thẻ phụ. Chủ thẻ phụ không cần chứng minh thu nhập.
- Hạn mức của thẻ phụ dùng chung với thẻ chính và do chủ thẻ chính quy định. Bản sao kê hàng tháng của thẻ chính sẽ bao gồm cả những giao dịch của thẻ phụ.
- Chủ thẻ phụ có thể đăng ký nhận Thông Báo Giao Dịch hàng tháng.
- Điều kiện và thủ tục để cấp thẻ phụ:
Ø Cá nhận người Việt nam hoặc người nước ngoài trên 15 tuổi có cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
Ø Cung cấp Bản sao CMND, Hộ khẩu, Ảnh 4x6.

Tôi được sử dụng thẻ trong bao lâu?

Hiện tại thời hạn sử dụng thẻ là 3 năm.

Tôi kiểm tra số dư của thẻ bằng cách nào?

Quý khách có thể kiểm tra số dư bằng các cách sau:
· Kiểm tra số dư tại ATM bằng cách chọn chức năng xem số dư tài khoản.
· Đến trực tiếp quầy giao dịch , xuất trình CMND và yêu cầu kiểm tra số dư tài khoản.
· Đăng ký dịch vụ e-Banking để có thể truy vấn số dư qua điện thoại bàn (Phone Banking), sử dụng điện thoại di động nhắn tin theo cú pháp đến tổng đài 997 (SMS Banking) hoặc vào internet banking để kiểm tra.

Nếu không muốn tiếp tục sử dụng thẻ, tôi phải làm sao?

Nếu không muốn tiếp tục sử dụng thẻ, quý khách vui lòng đến bất kỳ CN/PGD nào của NH để được hướng dẫn thủ tục hoàng tất thanh toán thẻ.

Nếu tôi bị mất Thẻ và người khác nhặt được, Thẻ của tôi có bị mất tiền không?

Quý khách có thể yên tâm với số tiền trong tài khoản Thẻ của mình khi bị mất Thẻ, vì những lý do sau:
Để sử dụng tài khoản cần có 2 yếu tố: Thẻ và mật mã sử dụng (số PIN).
Như vậy, chỉ khi Thẻ của Quý khách bị người khác cầm giữ và người đó biết số mã số PIN thì Quý khách mới có nguy cơ bị mất tiền.
Nếu có bất cứ nghi ngờ nào, Quý khách vui lòng liên hệ 1900 5555 88 (08) 3526 6060 để thông báo Thẻ bị mất và yêu cầu khóa Thẻ.

Thẻ MasterCard là gì?

Thẻ MasterCard là loại thẻ thanh toán quốc tế mang logo của tổ chức thẻ quốc tế MasterCard. Thẻ được chấp nhận để sử dụng tại các đơn vị chấp nhận thẻ và ATM có trưng bày logo MasterCard tại Việt Nam và trên toàn thế giới.
Thẻ phù hợp với các Khách Hàng thường đi nước ngoài, hoặc có thói quen thanh toán không dùng tiền mặt.

Tôi không thường xuyên đi nước ngoài, vậy tôi có cần phải sử dụng thẻ MasterCard hay không?

Nếu Quý khách không thường xuyên đi nước ngoài nhưng Quý khách lại có thói quen thanh toán bằng thẻ khi mua sắm hàng hoá, Quý khách vẫn nên dùng thẻ MasterCard. Vì ngay ở Việt Nam, mạng lưới các đơn vị kinh doanh chấp nhận thẻ MasterCard rộng hơn rất nhiều so với các đơn vị kinh doanh chấp nhận các loại thẻ ATM nội địa.

Tôi có thể đưa thẻ tín dụng của mình cho gia đình sử dụng không?

Không. Để đảm bảo rủi ro cho chính mình, Quý khách không nên đưa thẻ của mình cho người khác sử dụng.
Quý khách có thể đề nghị phát hành thêm tối đa 03 thẻ phụ dành cho gia đình và người thân.

EDC, POS là gì? Đơn vị chấp nhận thẻ là gì?

EDC là viết tắt của từ tiếng Anh “Electronic Data Capture” nghĩa là: thiết bị đọc thẻ điện tử, dùng để chấp nhận thẻ thanh toán bằng cách quẹt thẻ (đối với thẻ từ ) hoặc đưa thẻ vào đầu đọc của máy (đối với thẻ Chip).

Đơn vị chấp nhận thẻ là các tổ chức hay cá nhân cung ứng hàng hóa dịch vụ, chấp nhận thẻ làm phương tiện thanh toán, ví dụ: Siêu thị, đại lý vé máy bay, cửa hàng kinh doanh, công ty cho thuê xe, khách sạn,v.v…Các thiết bị EDC được đặt tại địa điểm của Đơn vị chấp nhận thẻ, lúc đó mỗi điểm đặt EDC được gọi là điểm bán hàng (POS -Point of sale).

Khách hàng không thực hiện được giao dịch tại máy EDC/POS thường do nguyên nhân gì?

EDC/POS sẽ không chấp nhận thanh toán đối thẻ nằm trong danh sách thẻ đen, thẻ giả, thẻ hỏng, thẻ hết hạn hiệu lực.
Lỗi đường truyền, thiết bị không kết nối được với hệ thống của ngân hàng
Giao dịch quá hạn mức cho phép, v.v…

Những điểm đáng chú ý khi khách hàng sử dụng thẻ tại các Đơn vị chấp nhận thẻ?

Khi thanh toán tại các Đơn vị chấp nhận thẻ, khách hàng nên quan sát đừng để thẻ của khách hàng ra khỏi tầm mắt, chỉ chấp nhận để thẻ của khách hàng được quẹt trên thiết bị đọc thẻ chứ không phải bất kỳ thiết bị lạ nào khác để đảm bảo thẻ của khách hàng không bị sao chép dữ liệu.

Khách hàng cần kiểm tra số tiền in trên hóa đơn trước khi ký, giữ một bản sao của hóa đơn mua hàng và khi nhân viên bán hàng đưa lại thẻ, khách hàng nên xem lại thẻ để tránh nhầm lẫn với thẻ của người khác.

Đơn vị chấp nhận thẻ có được phép thu thêm của khách hàng một khoản tiền ngoài giá trị hàng hoá khi thanh toán bằng thẻ không?

Đơn vị chấp nhận thẻ tuyệt đối không được thu thêm của khách hàng bất cứ một khoản phụ phí nào mang tính chât phân biệt giá với giao dịch qua thẻ. Thu phụ phí là vi phạm Hợp đồng chấp nhận thanh toán thẻ đã ký với ngân hàng và trái với quy định của Tổ chức thẻ quốc tế cũng như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Trong trường hợp bị thu phụ phí, khách hàng nên cung cấp thông tin của đơn vị chấp nhận thẻ cho phòng Dịch Vụ Khách Hàng 24/7 số 1900 5555 88 (08) 3526 6060.

Đơn vị chấp nhận thẻ được phép thu phí trong trường hợp thực sự cung cấp thêm các tiện ích khác cho khách hàng như giao dịch qua email, điện thoại, thương mại điện tử v.v…Phí này được gọi là phí tiện ích.

Loại thẻ nào có thể dùng để thực hiện giao dịch qua Internet?

Muốn thực hiện giao dịch qua Internet, khách hàng cần làm gì? CVV/CVC2 dùng để làm gì? Khách hàng có phải chịu mọi rủi ro khi giao dịch qua Internet không? Cần lưu ý gì khi giao dịch qua Internet?

Hiện nay, thẻ tín dụng quốc tế giao dịch được trên mạng.

Để giao dịch qua Internet, khách hàng cần liên hệ chi nhánh phát hành thẻ để làm đơn đăng ký . Đơn này cũng chính là bản cam kết khách hàng sẽ chịu mọi rủi ro nếu bị lộ thông tin, hay thẻ bị lợi dụng khi sử dụng thẻ để giao dịch trên mạng.

Các trang web khác nhau đòi hỏi khách hàng phải cung cấp các thông tin khác nhau để thực hiện giao dịch qua Internet. Thông thường sẽ bao gồm: số thẻ, ngày hết hạn hiệu lực của thẻ, số CVV/CVC2. CVV/CVC2 chính là mã số mật mà khách hàng cần nhập vào để thực hiện giao dịch qua Internet, gồm 3 chũ số được in ở mặt sau của thẻ
Do độ rủi ro cao của giao dịch Internet, khách hàng cần cẩn trọng khi tham gia thanh toán trên mạng. Khách hàng nên lưu ý:

Cất giữ cẩn thận thẻ, tránh để lộ số CVV/CVC2
Lựa chọn các trang web uy tín đã được chứng thực bởi các tổ chức quốc tế như: Verisign hay thông qua trang cung cấp công cụ thanh toán qua mạng an toàn như Paypal, Egold, MoneyBooker, Payoneer,…
Đối với các giao dịch đặt trước như đặt phòng khách sạn, đặt vé máy bay, v.v…thông thường nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ chỉ chấp nhận thẻ tín dụng. Vì thế, khách hàng cần hỏi kỹ những loại thẻ nào họ chấp nhận khi thanh toán qua mạng.

Kinh nghiệm sử dụng thẻ tín dụng quốc tế (visa credit)

Chọn ngân hàng để mở thẻ

Khi sử dụng thẻ tín dụng quốc tế do ngân hàng Việt Nam phát hành, bạn cần tìm hiểu kỹ biểu phí cũng như lãi suất cho vay của từng ngân hàng vì chúng có mức chênh lệch khá cao. Phí thường niên khoảng 300.000đ. Phí rút tiền mặt, từ 3%/tổng số tiền rút, tối thiểu là 40.000đ. Phí vượt hạn mức, từ 0,075%/ngày/số tiền vượt hạn mức, tối thiểu là 50.000đ.
Lãi suất cho vay từ 1,75% đến 2,5%/tháng và được ngân hàng điều chỉnh thường xuyên theo tình hình thị trường (không hiểu lãi suất này có bị chi phối bởi luật Dân sự – tối đa không quá 18% – hay không mà hiện nay lại lên tới 25,2%/năm?).
Nếu phải mở thẻ dạng thế chấp, nên chọn ngân hàng có lãi suất kỳ hạn 12 tháng cao nhất vì đây là mức lãi suất sẽ áp dụng cho số tiền ký quỹ. Bạn không thể rút số tiền này ra cho đến khi ngừng hợp đồng sử dụng thẻ.
Trường hợp mở thẻ dạng tín chấp, nếu bạn có giao dịch trước một vài tháng với ngân hàng phát hành thẻ (thí dụ mở tài khoản thanh toán, gởi tiết kiệm…) thì ngân hàng sẽ dễ chấp thuận hơn. Nếu đang lãnh lương qua ngân hàng này thì càng dễ.
Đăng ký thẻ
Bạn chỉ cần liên hệ Mr. Việt - 090.650.8239 hoặc gửi
Email : Thetindungsacombank@gmail.com

sẽ được tận tình hướng dẫn và làm thủ tục mở thẻ miễn phí bất kỳ lúc nào

Sử dụng thẻ

Vì thẻ tín dụng cho phép bạn mượn tiền ngân hàng chi tiêu không lãi từ 15 đến 45 ngày nên “tội gì” không tận dụng tối đa khoảng thời gian miễn lãi này . Thí dụ, làm một thẻ tại ngân hàng Sacombank, sao kê ngày 30 tháng trước, hạn chót thanh toán ngày 15 tháng sau (nếu bạn chi tiêu ngày 1 trả ngày 14 thì mượn được 45 ngày, nếu chi tiêu trong ngày 29, trả ngày 14 thì bạn chỉ còn mượn được 15 ngày)
Nên trả toàn bộ số tiền chi tiêu trong kỳ để tránh phải trả lãi, chỉ cần trả thiếu một đồng bạn cũng bị tính lãi trên toàn bộ số tiền đã chi tiêu trong kỳ.
Không nên rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng vì phí rút tiền mặt rất cao và phải trả lãi suất vay tính từ ngày rút tiền chứ không được miễn như khi thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ.
Khi thanh toán hàng hoá, dịch vụ nên hỏi trước điểm thanh toán có thu phí hay không vì có nhiều nơi thu thêm phí (viện cớ là phải trả phí cho ngân hàng) dù ngân hàng Nhà nước cấm việc này.
Khi thanh toán qua mạng, nên sử dụng các dịch vụ thanh toán trung gian có uy tín, tránh tối đa việc khai báo thông tin thẻ nhiều nơi vì rất dễ bị lộ. Một số website mua bán yêu cầu người thanh toán phải fax cả hai mặt thẻ. Đừng để bị “dụ” vì lấy gì bảo đảm bản fax này không bị “sang tay”?
Thông tin trên thẻ cũng rất dễ bị lộ khi thanh toán ở các cửa hàng, đối với hàng hoá có giá trị cao. Nơi bán thường yêu cầu bạn đưa CMND để họ đối chiếu và ghi lại thông tin về bạn. Bạn nên dùng loại giấy dán niêm phong (tháo ra sẽ rách) để che kín mã số bí mật ở mặt sau thẻ, đề phòng bị lộ mã số này (có thể ghi mã số này vào điện thoại di động hay sổ tay để xem khi cần thiết).
Một số ngân hàng cho phép thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, bảo hiểm, truyền hình cáp… bằng thẻ tín dụng thông qua mạng internet hay điện thoại. Nên tận dụng vì thủ tục đơn giản, an toàn mà không phải đi lại và trả thêm khoản phí nào.
Cần ghi nhớ các số điện thoại đường dây nóng của ngân hàng (08) 3526 6060 để liên hệ ngay lập tức khi gặp sự cố với thẻ vì hậu quả về tài chính xảy ra do bạn liên hệ chậm, ngân hàng sẽ không chịu trách nhiệm.

Những lưu ý khi rút tiền tại ATM


Khi rút tiền có sai lệch giữa số tiền nhận được so với số tiền bị trừ trên hóa đơn, khách hàng không nên quá lo lắng. Hãy liên lạc ngay tới ngân hàng phát hành thẻ theo số điện thoại hotline mặt sau của thẻ để được hướng dẫn.

Trong quá trình triển khai kết nối hệ thống ATM giữa các ngân hàng không tránh khỏi một số vấn đề phát sinh, gây phiền toái cho chủ thẻ đặc biệt trong dịp cuối năm Tết đến khi nhu cầu sử dụng dịch vụ ATM của người dân đều tăng cao. Một số thông tin cần thiết tránh rủi ro phát sinh trong quá trình sử dụng thẻ:
Kiểm đếm tiền, lấy hóa đơn ngay sau giao dịch, tránh trường hợp máy trả thiếu tiền hoặc máy không trả tiền nhưng hóa đơn ghi nhận tài khoản bị trừ tiền hoặc hóa đơn trừ sai số tiền.
Trường hợp có sai lệch giữa số tiền nhận được so với số tiền bị trừ trên hóa đơn, khách hàng không nên quá lo lắng. Hãy liên lạc ngay tới ngân hàng phát hành thẻ theo số điện thoại hotline được in ngay mặt sau của thẻ để được hướng dẫn từ phía ngân hàng.
Trên nguyên tắc, ngân hàng phát hành thẻ căn cứ vào khiếu nại từ phía khách hàng sẽ lập yêu cầu tra soát giao dịch gửi tới ngân hàng chấp nhận thẻ. Ngân hàng phát hành và chấp nhận thẻ có trách nhiệm kiểm tra, điều chỉnh lại giao dịch và trả lời khách hàng trong thời gian quy định của mỗi ngân hàng.
Khách hàng nên ghi nhớ chờ để nhận lại cả thẻ và tiền sau khi thực hiện giao dịch tránh một số trường hợp có thể xảy ra:
- Máy ATM nuốt lại thẻ hoặc tiền trước khi khách hàng nhận lại để đảm bảo an toàn cho chủ thẻ, sau một thời gian quy định được cài đặt tại hệ thống ATM tùy từng ngân hàng, nếu khách không nhận lại thẻ hoặc tiền, máy ATM sẽ tự động thu hồi chiếc thẻ hoặc số tiền đó.
- Máy ATM trả tiền nhưng chủ thẻ không chờ lấy tiền: Thời gian xử lý giao dịch thông thường là 30 phút (tùy ngân hàng). Trường hợp có sự cố đường truyền, thời gian xử lý giao dịch có thể lâu hơn thông lệ. Vào thời điểm sự cố, khách hàng có thể bỏ đi trước khi máy ATM trả tiền. Tuy nhiên nếu một người khác đã lấy số tiền này, giao dịch sẽ được ghi nhận là thành công. Đối với trường hợp này, ngân hàng phát hành thẻ luôn cố gắng hết sức để hỗ trợ khách hàng, việc đòi lại được tiền cho chủ thẻ hoàn toàn phụ thuộc vào việc xác định được danh tính cũng như thiện chí của người đã lấy tiền. Khi thực hiện giao dịch, nếu thời gian xử lý giao dịch và trả tiền cho khách hàng lâu hơn thường lệ, khách nên kiên nhẫn chờ thông báo kết quả trên màn hình ATM và chỉ rời khỏi máy ATM khi biết tình trạng giao dịch và màn hình ATM trở lại trạng thái bình thường.
Nếu bị nuốt thẻ, khách hàng có thể dùng chứng minh nhân dân đến ngân hàng rút tiền tại quầy, không phải chờ đợi đến khi nhận được thẻ.
Bảo mật và tuyệt đối, không tiết lộ số PIN. Theo quy định, khách hàng muốn rút tiền từ các máy ATM thì phải sử dụng số PIN, đây là mã số bí mật và chỉ riêng chủ thẻ biết. Khách hàng cần: Không tiết lộ mã số PIN; Thay đổi mã số PIN càng sớm càng tốt khi nghi ngờ có người biết số PIN của mình; Không đặt mã số PIN theo các con số quen thuộc với khách hàng, như: số CMND, ngày sinh... để tránh để cho người khác nhìn thấy số PIN khi giao dịch tại máy ATM.
Sử dụng công cụ cảnh báo. SMS Banking được coi là công cụ cảnh báo hữu hiệu cho các giao dịch của khách hàng. Đăng ký dịch vụ này tại ngân hàng phát hành, khách hàng sẽ nhận được các tin nhắn thông báo giao dịch phát sinh từ tài khoản của mình. Qua đó khách hàng có thể đảm bảo giao dịch thành công; Phát hiện ngay những giao dịch bất thường: sai lệch số tiền, giao dịch không do mình thực hiện,...
Tìm điểm rút tiền thuận tiện. Hiện hệ thống ATM các ngân hàng nối kết với nhau, do vậy khách hàng có thể rút tiền ở rất nhiều máy ATM khác nhau, không nên tập trung quá nhiều vào máy của 1 ngân hàng vì có thể dẫn đến tình trạng quá tải, phải chờ đợi.
Khách hàng có thể rút tiền tại máy ATM của ngân hàng đã kết nối thuận tiện cho việc đi lại như: gần nơi ở, nơi làm việc, trên đường đi làm, an ninh tốt.
Với máy ATM có dấu hiệu không bình thường hoặc nghi ngờ có sự cố, khách hàng không nên cố giao dịch mà nên tìm đến máy ATM của ngân hàng khác.
Công ty cổ phần Dịch vụ thẻ Smartlink nỗ lực phát triển, mở rộng kết nối các ngân hàng Việt Nam nhằm gia tăng tiện ích cho thẻ ngân hàng, khuyến khích người dân bước đầu sử dụng thẻ để rút tiền, tiến xa hơn là để thanh toán cho các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ. Sau hơn một năm thực hiện, Smartlink đã hoàn thành kết nối và cung cấp dịch vụ cho 23 ngân hàng thành viên (NHTV) với số lượng thẻ nội địa do các NHTV phát hành đạt gần 9 triệu thẻ, số lượng máy ATM của các NHTV đạt gần 5.000 máy.
Bên cạnh đó, Smartlink cũng đã hoàn thành kết nối với 2 công ty chuyển mạch giao dịch thẻ trên thị trường là BanknetVn và Vietnam Bank Card (VNBC) tạo hành lang rộng và thuận tiện hơn cho khách hàng sử dụng dịch vụ ATM. Tổng số ATM kết nối liên thông qua Smartlink của cả 3 hệ thống Smartlink, Banknetvn và VNBC là 7.000 máy, chiếm 70% số lượng máy ATM của toàn thị trường đạt gần 16 triệu thẻ, chiếm 80% số lượng thẻ nội địa phát hành của toàn thị trường.

Dùng thẻ trên máy POS, quá dễ!

Dùng thẻ trên máy POS, quá dễ!
Đến bất kỳ cửa hàng nào có logo của một thương hiệu thẻ nhưng không thấy máy ATM, bạn yên tâm, vẫn có thể thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ thông qua máy quẹt thẻ POS (Point of Sale).


Chiếc POS chỉ có giá 500-700 USD và cần thêm một đường điện thoại là đã có thể thực hiện các giao dịch không thua kém gì ATM.
Bên cạnh đó, việc chỉ chiếm một diện tích nhỏ, dễ dàng lắp đặt mọi nơi nên số lượng các điểm chấp nhận thẻ đã không ngừng tăng mạnh trong thời gian gần đây. Tại Việt Nam, các ngân hàng đã đầu tư nhiều loại máy POS khác nhau, nhưng phổ cập nhất là hai loại máy có thể sử dụng được bằng tiếng Việt.
Loại thứ nhất: là loại máy đơn, nhỏ gọn. Khách hàng nhập mã số PIN vào trực tiếp trên máy. Để bảo mật thông tin cho khách hàng, nhân viên tại các điểm chấp nhận thẻ thường đưa máy cho khách hàng nhập mã PIN, sau đó đặt trở lại vị trí cũ để kết nối với hệ thống và thực hiện các giao dịch.
Loại thứ hai: là loại máy có PIN PAX kèm theo để giúp khách hàng nhập mã PIN khi giao dịch. Điều này giúp việc bảo mật thông tin của khách hàng được tốt hơn.
Máy POS
Tới đây, Ngân hàng Đông Á sẽ trang bị thêm loại máy POS không dây hiện đại, sử dụng công nghệ GSM và màn hình cảm ứng, không khác gì điện thoại di động. Bên cạnh các tính năng như máy POS thông thường, chiếc máy này có thể mang đi khắp nơi như trên xe buýt, tàu lửa, tàu thủy... và sử dụng vào nhiều mục đích khác như đăng ký mở thẻ, hoặc nhiều ứng dụng khác nhờ công nghệ nhận dạng được chữ ký và sự bảo mật thông tin tuyệt đối.
Công dụng của máy POS là có thể thanh toán hàng hóa tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng...; thanh toán phí dịch vụ như điện, nước, điện thoại, bảo hiểm...; thực hiện các giao dịch như kiểm tra số dư, chuyển khoản... Riêng đối với Ngân hàng Đông Á, chủ thẻ còn có thể rút tiền tại các cửa hàng của Công ty cổ phần Vàng bạc đá quí Phú Nhuận - PNJ thông qua máy POS.
Máy POS mang lại thuận lợi gì cho khách hàng?
- Ngày nay, xu hướng mua sắm ở các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại càng phổ biến thì cơ hội sử dụng thẻ qua POS mang lại nhiều ưu điểm cho chủ thẻ như: không phải mang tiền mặt mỗi khi đi mua sắm; tránh việc thối tiền lẻ, tiền rách, không đủ tiêu chuẩn lưu hành; hưởng thêm nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá do các ngân hàng và đơn vị chấp nhận thẻ tổ chức.
Sử dụng máy POS có khác so với ATM. Chủ thẻ chỉ cần quẹt thẻ lên máy POS được đặt tại quầy tính tiền; nhập số PIN; nhập số tiền cần thanh toán; sau đó ký tên xác nhận lên biên lai. Nhân viên tại các điểm giao dịch có trách nhiệm đối chiếu chữ ký của chủ thẻ với chữ ký trên thẻ nhằm bảo vệ quyền lợi và hạn chế các rủi ro cho khách hàng.
Mọi thao tác của chủ thẻ đều được sự hỗ trợ và hướng dẫn của nhân viên tại các quầy giao dịch. Trường hợp chủ thẻ nhập số tiền cần thanh toán lớn hơn giá trị thực tế hàng hóa đã mua, chủ thẻ có thể dễ dàng "hoàn trả" số tiền đã thanh toán lúc đầu và thực hiện lại giao dịch.
Những lưu ý khi sử dụng máy POS?
Chủ thẻ cần ký tên vào vị trí chữ ký khách hàng ở mặt sau của thẻ. Chữ ký trên biên lai và phía sau thẻ của khách hàng phải đồng nhất. Trong quá trình giao dịch tại các điểm chấp nhận thẻ, chủ thẻ cần chú ý bảo vệ mật mã cá nhân của mình. Chủ thẻ không nên đưa thẻ của mình cho người thân để thực hiện việc thanh toán thẻ qua POS.
Kiểm tra các thông tin trên hóa đơn giao dịch trước khi ký trên hóa đơn, giữ lại một liên hóa đơn và các chứng từ liên quan đến giao dịch để đối chiếu khi cần thiết. Cất thẻ ngay khi hoàn tất giao dịch. Kiểm tra hàng hóa và hóa đơn trước khi rời đại lý.

Tuoitre.vn